Chức
năng của kiểm tra và đánh giá: Gồm có 3 chức năng sau: So sánh, phản hồi, dự
đoán.
- Chức năng so sánh: Trong quá trình chuẩn bị
dạy học thuộc lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp, người dạy xây dựng mục tiêu cho từng
bài dạy. Đây cũng là kỳ vọng của người dạy dành cho người học và hy vọng người
học sau khi học xong, có khả năng đạt được. Mục tiêu được xây dựng cũng căn cứ
vào năng lực học tập của người học. Hơn ai hết, người dạy cần tìm hiểu, tiếp cận
và xác định được năng lực học tập của người học, mà người dạy đang phụ trách giảng
dạy. Có như vậy, việc xây dựng mục tiêu cũng phù hợp với năng lực của người học.
Tuy
nhiên, giữa mục tiêu đề ra với kết quả thực hiện được, nếu không có kiểm tra và
đánh giá thì không có dữ kiện, số liệu xác thực để so sánh kết quả nhận được với
mục tiêu ban đầu. Kiểm tra, đánh giá trong học tập phải gắn kết với mục tiêu và
đối sánh để xác định người học đã đạt được đến đâu sau khi giải quyết 1 công việc
hay hoàn thành 1 bài tập.
- Chức năng phản hồi: Từ thông tin kiểm tra và
đánh giá, học sinh tự giác sửa chữa các khuyết điểm, phát huy ưu điểm, lấp các
lỗ hổng kiến thức của mình trong quá trình học tập, giáo viên cải tiến phương
pháp giảng dạy cho phù hợp với học sinh hơn và dần dần điều chỉnh quá trình dạy
học ngày một tối ưu.
Như
vậy, cả người dạy và người học đều cần có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm trong
giảng dạy, cũng như trong học tập sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá. Việc
không thay đổi, cập nhật và tự rút kinh nghiệm của người dạy, sẽ khó lòng mang đến
1 chất lượng giảng dạy tốt. Bên cạnh đó, người học cũng cần nỗ lực, tự học, vì
hiện nay, dạy học theo tín chỉ rất cần đến khả năng và tinh thần tự học của mỗi
người.
- Chức năng dự đoán: Căn cứ vào kết quả kiểm
tra và đánh giá có thể dự đoán sự phát triển của người học trong tương lai. Đây
cũng là 1 hoạt động quan trọng trong dạy học nói chung, dạy học trong lĩnh vực
Giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
Người
dạy nghề có rất nhiều nhiệm vụ và công việc phải thực hiện. Một trong các nhiệm
vụ và công việc đó là hướng dẫn thường xuyên. Khi thực hiện việc này, người dạy
cần có những động viên, khích lệ dành cho người học. Việc dự đoán khả năng phát
triển của người học chỉ là 1 bước trong 1 quá trình dài là hỗ trợ, để đảm bảo rằng,
mỗi người học đều có năng lực riêng, cố gắng sẽ thành công.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=UoPo4F6NjaA&t=95s
Nhận xét
Đăng nhận xét