Trong
nhà trường, kiểm tra được xem như là phương tiện thường dùng để đánh giá kết quả
học tập của người học. Một bài kiểm tra cần phải có 3 tiêu chuẩn: có giá trị,
đáng tin cậy và dễ sử dụng.
- Có giá trị: là khái niệm cho biết mức độ mà một
bài kiểm tra đo được đúng cái mà nó định đo. Một bài kiểm tra có giá trị là phải
thực sự đo lường đúng với đối tượng cần đo. Đó chính là nội dung bài kiểm tra.
Một bài kiểm tra có giá trị được xác định 3 điểm sau: Nội dung kiểm tra, sự nhất
trí nội tại của bài kiểm tra và sự so sánh các tiêu chuẩn ngoại lai.
Nội
dung kiểm tra: phải phù hợp và bao gồm các phần quan trọng của mô đun, giáo
trình, tài liệu và bài giảng của giáo viên.
Sự
nhất trí nội tại của bài kiểm tra: phải thể hiện sự liên hệ nhất quán của các
câu hỏi, yêu cầu trong toàn bài kiểm tra. Câu hỏi có giá trị phải phân biệt được
năng lực người học.
Sự
so sánh các tiêu chuẩn ngoại lai: Cho thấy kết quả kiểm tra có sự phù hợp với
các kết quả đánh giá khác có đối tượng tương tự.
- Đáng tin cậy: bài kiểm tra đáng tin cậy nói lên
tính chất vững chắc của điểm số. Mức tin cậy của bài kiểm tra tùy thuộc vào 3 yếu
tố:
Vừa
sức với trình độ học sinh thể hiện ở độ khó của câu hỏi, bài tập.
Các
ảnh hưởng ngoại lai khi học sinh làm bài.
Sự
khách quan của người chấm thể hiện ở điểm số ổn định.
- Dễ sử dụng: bài kiểm tra dễ sử dụng thể hiện ở 3
khía cạnh:
Hình
thức tổ chức kiểm tra: Bài kiểm tra phải soạn kỹ lưỡng, tránh những trở ngại
khi học sinh làm bài, phải có hướng dẫn rõ ràng, ghi thời gian làm bài, các điểm
số và tài liệu được sử dụng (nếu có).
Dễ
chấm: Bài kiểm tra phải có thang điểm rõ ràng để việc chấm bài dễ dàng và để
nâng cao mức tin cậy của bài kiểm tra.
Ít
tốn kém: để thực hiện một bài kiểm tra, các yếu tố như thời gian làm bài, chấm
bài cũng như thời gian soạn đề và phương tiện liên hệ phải được giảm thiểu. Việc
tiết kiệm này không ảnh hưởng đến tính chất đáng tin cậy, có giá trị của bài kiểm
tra.
Vui lòng xem Video Clip tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=gKjVzRiPc-A&t=103s
Nhận xét
Đăng nhận xét